BỆNH MỠ MÁU: NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ VÀ TÁC DỤNG CỦA TRÀ DÂY TRONG VIỆC LÀM GIẢM MỠ MÁU
Ngày đăng: 10:12 13/12/2022 - Lượt xem: 262
1. Mỡ máu cao là gì?
Mỡ máu cao là tình trạng gia tăng cholesterol xấu hay chất béo trung tính hoặc cả hai ở trong máu. Đây là một căn bệnh ở người trưởng thành do thói quen dinh dưỡng không hợp lý, ít vận động làm tăng nguy cơ béo phì và đây chính là nguyên nhân gây ra máu nhiễm mỡ.
Người bệnh sẽ được chẩn đoán mỡ máu cao khi các chỉ số mỡ máu vượt ngưỡng an toàn như sau:
-
Cholesterol toàn phần > 6,2 mmol/L.
-
LDL-cholesterol > 4,1 mmol/L.
-
Triglyceride > 2,3 mmol/L.
-
HDL-cholesterol <1 mmol/L
2. Nguyên nhân bệnh mỡ máu cao
Do tuổi tác và giới tính
Tuổi tác cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mỡ máu cao. Các bác sĩ đã nghiên cứu và chứng minh rằng Estrogen ảnh hưởng đến việc chuyển hóa chất béo và ảnh hưởng gián tiếp đến các mạch máu. Đặc biệt ở phụ nữ khi bước sang giai đoạn mãn kinh, lượng triglyceride và cholesterol xấu này càng ngày càng tăng và làm tăng khả năng bị mắc bệnh xơ vữa động mạch ở nữ giới.
Bệnh béo phì
Người béo phì thường có nghĩa là trọng lượng cơ thể dư thừa sẽ làm tăng hàm lượng cholesterol trong máu và dẫn đến nguy cơ mắc bệnh máu mỡ cao.
Do chế độ ăn uống
Ăn quá nhiều chất béo bão hòa sẽ làm cho lượng cholesterol trong cơ thể tăng cao gây mỡ máu cao. Vì vậy bạn nên có chế độ ăn uống hợp lý kết hợp với nhiều hoa quả, rau xanh, các loại thực phẩm ít chất béo để giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn, tránh bệnh tật.
Thường xuyên căng thẳng, stress
Stress là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều bệnh trong thời đại hiện nay. Thường xuyên làm việc bị căng thẳng, hay stress, sự tập trung não bộ cao cũng dẫn đến mỡ máu tăng cao hơn so với những người bình thường
Hút thuốc
Hút thuốc sẽ làm giảm lượng cholesterol tốt HDL trong cơ thể của bạn. Điều này có thể dẫn đến các bệnh về tim mạch, gan, phổi …
Tiền sử gia đình
Nếu trong gia đình bạn có người đã từng bị máu nhiễm mỡ thì nguy cơ mắc sẽ cao hơn bình thường.
3. Thực đơn hàng ngày cho người bị mỡ máu cao: Ăn gì để khỏe?
Thực đơn cần chứa nhiều rau quả, chất xơ
Mỗi ngày cần ăn ít nhất 400 gam rau quả để tăng cường chất xơ, giảm nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa. Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa rối loạn mỡ máu, có tác dụng loại bỏ một phần chất béo và cholesterol hấp thụ vào cơ thể.
Người bệnh nên ăn các loại trái cây tươi nhiều màu sắc, rau xanh lá, các loại nấm, ngũ cốc nguyên hạt…
Giảm lượng tinh bột
Ăn quá nhiều tinh bột sẽ làm tăng chuyển hóa Triglyceride, khiến mỡ máu tăng cao. Những loại thực phẩm giàu tinh bột phổ biến là khoai tây, khoai lang, cơm trắng...
Người bệnh nên thay cơm trắng bằng cơm gạo lứt, hoặc ăn bún, miến, bánh phở… để hạn chế lượng tinh tinh bột nạp vào cơ thể. Với người lao động chân tay nhiều có thể ăn tới 0,5 kg gạo lứt mỗi ngày. Tuy nhiên, người làm công việc hành chính văn phòng chỉ nên ăn khoảng 0,3 kg/ngày
Bổ sung thực phẩm giàu Omega-3, Omega-6
Các thực phẩm giàu Omega-3, Omega-6 trong cá béo, dầu thực vật… không chỉ có tác dụng làm giảm Cholesterol mà còn giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Do đó, để cải thiện tình trạng mỡ máu cao, nên ưu tiên bổ sung các món ăn từ cá vào thực đơn như: cá trích, cá hồi, cá mòi… và dầu có nguồn gốc thực vật trong thực đơn hàng ngày.Nên ăn cá từ 2-3 lần/tuần, sử dụng dầu lạc, dầu oliu thay cho mỡ động vật.
Ngoài ra, người bị mỡ máu cao nên bổ sung các thực phẩm chức năng hỗ trợ như chè dây có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ và phòng ngừa bệnh mỡ máu. Sản phẩm đang được bán trên Siêu Thị Khỏe Đẹp